Cô gái 22 tuổi ở Thanh Hóa mắc ung thư tuyến giáp chia sẻ hãy từ bỏ 4 thói quen gây bệnh này

Chia sẻ về hành trình chiến đấu bệnh ung thư tuyến giáp của mình trên Phụ nữ số, cô gái designer Nguyễn Mai Linh (SN 2001, Thanh Hóa) cho biết bản thân là một trong những bệnh nhân K lạc quan và mạnh mẽ nhất. Ngay sau khi biết mình mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú, cô đã chủ động tìm hiểu chi tiết về căn bệnh của mình.

Mai Linh nhắn nhủ đến các bạn trẻ hãy biết quan tâm đến sức khỏe, hãy kịp thời thay đổi những thói quen không tốt trong cuộc sống.

Cô gái 22 tuổi ở Thanh Hóa mắc ung thư tuyến giáp chia sẻ hãy từ bỏ 4 thói quen gây bệnh này - Ảnh 2.

Những ngày nằm viện điều trị của cô gái bị ung thư tuyến giáp. Ảnh: Phunuso

4 thói quen giới trẻ nên từ bỏ để phòng bệnh ung thư

Không nên tự ý mua thuốc uống

Mai Linh nói, trước đây cô thường có thói quen uống thuốc vô tội vạ, mua thuốc theo triệu chứng mà không tìm ra căn nguyên của vấn đề… Bây giờ cô nhận ra, sai lầm này có thể khiến bản thân phải sử dụng những loại thuốc không cần thiết, nhất là có thể sẽ phải lạm dụng kháng sinh. Với những người mắc bệnh ung thư, việc tự ý mua thuốc và điều trị triệu chứng sẽ rất nguy hiểm, vì người bệnh sẽ bỏ qua bước khám bệnh và vô tình bỏ lỡ cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.

Từ bỏ thức khuya

Làm công việc designer nên Linh thường có thói quen thức khuya: “Công việc cần sự sáng tạo nên em thường thích làm việc vào ban đêm để tăng sự tập trung. Tuy nhiên sau khi mắc bệnh em đã thu xếp để đi ngủ sớm hơn vì em biết thức khuya sẽ rất hại cho sức khỏe”.

Ăn uống khoa học

Mai Linh khuyên các bạn trẻ nên tự nấu ăn ở nhà, không nên đặt đồ ăn bên ngoài vì thường sẽ là những món ăn không tốt cho sức khỏe như chiên, xào, nướng… Đồng thời, mọi người cũng nên từ bỏ thói quen ăn đêm vì gây tăng cân, tăng nguy cơ ung thư.

“Ăn khuya, ăn đồ chiên rán… là những thói quen không tốt. Nhiều người nghe xong tặc lưỡi bảo, chắc không sao đâu. Nhưng em nghĩ hậu quả là sớm hay muộn thôi, từ ngày biết mình mắc K tuyến giáp, em cũng hạn chế ăn đồ bên ngoài, thường cố gắng tự nấu cơm tại nhà”, Linh nói.

Từ bỏ thói quen uống nước ngọt

“Sau khi biết mình bị K, em gần như bỏ hoàn toàn nước ngọt. Từ ngày bị bệnh, em biết quý trọng sức khỏe hơn, vì thế quyết định cắt giảm những món không tốt, không có lợi”, Mai Linh chia sẻ.

Cô gái 22 tuổi ở Thanh Hóa mắc ung thư tuyến giáp chia sẻ hãy từ bỏ 4 thói quen gây bệnh này - Ảnh 3.

Ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, ung thư tuyến giáp thể nhú là loại ung thư tuyến giáp phổ biến và có tiên lượng tốt nhất trong các loại ung thư tuyến giáp. 

Mặc dù ung thư tuyến giáp là loại ung thư rất thường gặp ở hệ nội tiết, đặc biệt ung thư dạng nhú lại chiếm tỷ lệ cao nhất, nhưng bệnh thường phát triển chậm và có thể phẫu thuật để điều trị triệt căn.

Do đó, nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời ở giai đoạn sớm thì bệnh lý này có thể được xem là không quá nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân.

Triệu chứng ung thư tuyến giáp thể nhú

Tăng kích thước của tuyến giáp: Đây là một triệu chứng chính của bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú. Tuyến giáp có thể trở nên lớn hơn và cảm thấy cứng hơn khi chạm vào.

Khó nuốt, khó thở đi kèm cảm giác đau: Khi tuyến giáp lớn hơn có thể gây ra cảm giác khó thở hoặc khó nuốt, đồng thời gây ra cơn đau cho người bệnh.

Tiếng nói khàn: Bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú có thể gây ra khối u ở trong tuyến giáp, gây áp lực lên dây thanh âm và gây ra tiếng nói khàn hoặc biến dạng giọng nói.

Di căn hạch ở cổ: Trường hợp thường gặp là hạch nhóm VI ở thể rắn, không gây cảm giác đau và có thể di động được khi hạch chưa xâm lấn. Đáng chú ý, có khoảng 1/3 bệnh nhân gặp tình trạng khối u lan truyền qua các hạch lympho vùng sang đến phổi.

Ung thư tuyến giáp thể nhú sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống ở bệnh nhân có thể khác nhau phụ thuộc vào dạng ung thư tuyến giáp mắc phải. Theo các chuyên gia y tế, ung thư tuyến giáp thể nhú thường có tiên lượng tốt và khả năng sống sau 5 năm đạt đến 80-90%. Ở các dạng khác thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ từ 50-70% ở thể nang, 40% ở thể túy và thể không biệt hóa chỉ có dưới 50%.

Ung thư tuyến giáp thể nhú là một bệnh lý không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến việc bệnh nhân thường được phát hiện muộn. Điều đó có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và khắc phục bệnh. Vì thế, để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe, bạn nên thường xuyên kiểm tra định kỳ hoặc đến bệnh viện ngay khi cảm thấy cơ thể có sự bất thường.

4 lưu ý để phòng ngừa ung thư tuyến giáp 

Không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, những cách dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp:

Cô gái 22 tuổi ở Thanh Hóa mắc ung thư tuyến giáp chia sẻ hãy từ bỏ 4 thói quen gây bệnh này - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Bảo đảm hàm lượng i-ốt trong cơ thể vừa phải

Việc nạp quá nhiều i-ốt hoặc quá ít i-ốt sẽ dẫn đến bệnh tuyến giáp hình thành từ từ, Vì vậy cần ăn i-ốt đúng cách trong chế độ ăn hàng ngày, lượng ăn nên theo tiêu chuẩn quy định, không nên quá nhiều hoặc quá ít.

Nếu không biết hàm lượng i-ốt trong cơ thể nằm trong giới hạn bình thường hay không, có thể đến bệnh viện để kiểm tra, làm các xét nghiệm để biết chỉ số chuẩn. Nếu hàm lượng i-ốt trong cơ thể quá cao thì nên ăn ít thực phẩm có hàm lượng i-ốt và ngược lại, thiếu thì nên bổ sung thêm.

Cần có lối sống, thói quen sinh hoạt khoa học

Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo xấu sẽ khiến gia tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp, do đó mỗi người cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, không nên sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ và tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin…

Nên tập thói quen đi ngủ sớm, thức dậy sớm, bổ sung nhiều nước có thể thải ra một số cặn bã và chất thải trong cơ thể, uống nhiều nước cũng có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Kiểm soát cân nặng hợp lý

Việc kiểm soát cân nặng không chỉ phòng ngừa được ung thư tuyến giáp mà còn cả nhiều bệnh lý khác do đó nên tập thể dục đảm bảo trọng lượng cơ thể hợp lý.

Ngoài ra, hãy cố gắng ăn ít những thực phẩm thiếu lành mạnh, vì hiện nay có rất nhiều thứ chứa hormone. Thay vào đó, hãy ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng hơn để đảm bảo an toàn cho cơ thể, giúp cơ thể vận hành trong điều kiện bình thường và ổn định nhất.

Tránh xa tác hại của bức xạ

Một trong những tác nhân khiến con người dễ thắc mắc ung thư hơn đó chính là tia bức xạ. Không những thế, các xét nghiệm hình ảnh trong y khoa cũng gây hại cho sức khỏe con người vì điều đó không nên lạm dụng nhiều và cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.


Nguồn: Sức khỏe đời sống (Link)

Thông tin hữu ích khác:
Volkswagen Nha Trang
Kiến thức gia đình
Xe hơi Volkswagen
Tri thức đời sống
Giá xe Volkswagen
Mua xe Volkswagen