Long An trồng thứ hoa hễ Tết “cả làng” mua về trưng, diện tích “khổng lồ” nhất miền Nam, là cây gì?

Trên lý thuyết, nếu nông dân trồng mai vàng đúng kỹ thuật, sau 4 – 5 năm trồng có thể xuất bán và thu về 2 – 3 tỷ đồng/ha, nhưng…

Long An trồng đại trà loại cây chơi Tết với diện tích “khủng” nhất miềm Nam vừa bán vừa làm du lịch   - Ảnh 1.

Cổng chaào Làng nghề trồng mai Tân Tây (xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, Long An). Ảnh: T.Đ

Trồng mai vàng như trồng rừng 

Giờ về xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa), có thể chứng kiến những cánh đồng trồng mai vàng “thẳng cánh cò bay”. Xã Tân Tây đang có hơn 400ha với hơn 260 hộ trồng mai. Tuy nhiên, theo bà con trồng mai vàng tại đây, thực tế diện tích trồng mai vàng trên địa bàn xã “gần cả 1.000ha”.

Nghe đâu, nghề trồng mai vàng tại xã Tân Tây hình thành từ năm 2004, do ông Trần Văn Thống đưa giống mai từ Bến Tre về, trồng rồi dần dà phát triển đại trà như hiện nay.

Anh Nguyễn Hữu Phước, một nông dân trồng mai vàng tại đây, cho biết anh đã trồng mai từ hơn chục năm nay. Hiện, anh Phước đang trồng 1,5 ha mai vàng.

Theo anh Phước, thực tế những năm trước mai vàng đã đem lại hiệu quả kinh tế rất tốt cho nông dân. Nhiều người trồng mai vàng đã phất lên không chỉ thoát nghèo mà còn khá giả, giàu có.

Chính vì hiệu quả kinh tế này, nhiều nông dân phá bỏ rẫy khóm, rừng tràm, ruộng lúa… chuyển sang trồng mai vàng. Năm 2022, UBND tỉnh Long An phê duyệt Đề án Phát triển Làng nghề trồng mai xã Tân Tây gắn với phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2030.

Long An trồng đại trà loại cây chơi Tết với diện tích “khủng” nhất miềm Nam vừa bán vừa làm du lịch   - Ảnh 2.

Nông dân xã Tân Tây trồng mai vàng như trồng rừng, đầu tư theo hướng công nghệ cao. Ảnh: T.Đ

Đề án này thực hiện với các dự án thành phần, đề án, như phát triển làng nghề gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm; nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư, đồng thời mang lại giá trị tăng cao cho du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp.

Không chỉ nông dân xã Tân Tây phát triển đột biến diện tích cây mai vàng, mà nông dân các xã trên địa bàn huyện Bến Lức cũng một thời “nhà nhà trồng mai”. 

“Góp phần” ồ ạt nâng diện tích trồng mai vàng trên địa bàn huyện Bến Lức không chỉ có nông dân địa phương mà có cả nông dân… TP.HCM. Theo đó, một số đại gia trồng mai vàng ở TP.HCM bị giải tỏa đất nên đã sang các xã giáp ranh của huyện Bến Lức thuê đất trồng mai vàng.

Theo Phòng NNPTNT huyện Bến Lức, hiện diện tích trồng mai tại huyện này khoảng 500 ha. Và tính chung trên địa bàn tỉnh, diện tích trồng mai vàng khoảng 2.500 ha. Diện tích trồng mai vàng tập tại nhiều huyện trong tỉnh, như Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa… nhưng nhiều nhất vẫn là huyện Thạnh Hóa.

Nhưng không phải trồng mai vàng dễ ăn

Long An trồng đại trà loại cây chơi Tết với diện tích “khủng” nhất miềm Nam vừa bán vừa làm du lịch   - Ảnh 4.

Anh Nguyễn Hữu Phước trong vườn trồng mai vàng. Ảnh: T.Đ

Ông Lê Văn Nam, Trưởng Phòng NNPTNT huyện Bến Lức, cho biết thời gian gần đây, diện tích trồng mai vàng trên địa bàn huyện đã chựng lại, nông dân giảm nhiệt với cây mai vàng, do thu nhập ngày càng giảm sút.

Long An trồng đại trà loại cây chơi Tết với diện tích “khủng” nhất miềm Nam vừa bán vừa làm du lịch   - Ảnh 5.

Nông dân trồng mai vàng đang quy quắt với sức mua và giá mai giảm. Ảnh: T.Đ

Thực tế này cũng được nhiều nông dân trồng mai vàng trên địa bàn tỉnh chia sẻ. Theo anh Phước, mùa Tết năm ngoái, anh thu vào từ bán mai vàng khoảng 600 triệu đồng. Nhưng số tiền thu vào này “không thấm tháp gì” so với những mùa Tết trước đó.

“Thương lái vẫn đến vườn hỏi mua cây, nhưng sức mua và giá mai giảm ít nhiều”, anh Phước thổ lộ.

Cụ thể, anh Phước cho biết, một cây mai 4 – 5 tuổi, nếu trước đây có giá 3 triệu đồng thì giờ chỉ bán được 1,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, anh Phước cho rằng với giá thị trường hiện nay, nông dân trồng mai vàng vẫn sống tốt với nghề. Thậm chí, nếu giá cây mai 4 – 5 tuổi rơi xuống mức 500.000 đồng/cây, nông dân vẫn sống được, với điều kiện… sức mua tốt.

Những năm gần đây, sức mua và giá mai vàng giảm dần là thực tế, khi tình hình kinh tế chung đang khủng hoảng. Một làng mai vàng rộng 500 ha nằm tại TP.HCM với nhiều lợi thế tiêu thụ, chất lượng mà nông dân còn than thở, thì nông dân trồng mai vàng ở Long An, Bến Tre, Tiền Giang… không thể cười nụ.

Và nếu muốn biến làng nghề trồng mai vàng thành điểm du lịch để “nâng cao thu nhập”, thì còn rất nhiêu khê tổ chức kỹ năng du lịch cho nông dân.



Nguồn: Dân Việt (link)