Ở lứa tuổi tâm sinh lý chưa ổn định, nếu không nhận được quan tâm chú ý, có thể kéo theo nhiều hệ lụy. Mất ngủ kéo dài, thường xuyên đau đầu đã nửa năm nay nhưng chỉ khi thấy con trai có thay đổi tính cách rõ nét, một người mẹ mới đưa con đi khám. Chị không khỏi bàng hoàng khi biết con mình bị trầm cảm.
Bác sĩ Phạm Văn Dương – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết: “Các triệu chứng phổ biến ở các bạn trẻ thường hơi khác biệt so với người lớn một chút. Đa số có thể biểu hiện trầm cảm ở trạng thái cáu gắt, dễ nổi nóng, dễ nổi giận hơn, dễ có hành vi thù địch với mọi người xung quanh hơn.
Cũng theo các bác sĩ, thường các bậc phụ huynh có tâm lí không nghĩ con mình mắc bệnh. Bởi đa số các bạn ở độ tuổi này thường ngại chia sẻ với bố mẹ. Những tâm tư tích tụ giống như giọt nước tràn ly”.
Ở tuổi vị thành niên các em có biến đổi mạnh về sinh lí, kéo theo với đó là tâm lí. Đáng chú ý, có hơn 90% người bị rối loạn tâm thần vẫn chưa được nhân dịch vụ hỗ trợ, quan tâm đúng mực.
Theo các bác sĩ, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng cho các bạn nhỏ. Nếu thấy dấu hiệu áp lực ở người trẻ, mất ngủ kéo dài có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm hỗ trợ lưu thông tuần hoàn não, tăng cường trí nhớ, cải thiện sự tập trung trong học tập. Ngoài ra, cần động viên trẻ ra ngoài vận động thể chất để có được một cơ thể và trí óc khỏe mạnh.
Nguồn: Sức khỏe đời sống (Link)