Vườn cam ở Nghệ An cây thấp tè đã treo la liệt “quả vàng” đẹp như phim, dân thu tiền tỷ

“Chiều” cây cam “khó tính”, lão nông thành công khi cây nào cũng trĩu quả

Thời điểm này, trang trại cam của ông Trương Văn Biên (66 tuổi, trú xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) đang vào chính vụ thu hoạch. Công nhân cũng đang khẩn trương hái cam để kịp đóng gói gửi đi cho khách đã đặt trước.

Bắt cây cam khó tính ra quả trĩu cành, công nhân hái không xuể, lão nông thu về tiền tỷ  - Ảnh 1.

Trang trại của ông Nguyễn Văn Biên ở xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trồng hơn 2.400 cây cam xã đoài lòng vàng. Cây nào cũng ra trái trĩu cành. Ảnh: N.T

Đây cũng là một trong những trang trại trồng cam nổi tiếng ở huyện Yên Thành với quy mô cũng như sản lượng lớn và chất lượng cam ngon. Trang trại lớn nên hàng ngày ông Biên phải thuê 7 đến 8 công nhân hái cam để kịp gửi cho khách.

Trang trại cam của ông Biên thuộc Hợp tác xã Cam Đồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã đạt chứng nhận Vietgap và là sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Ông Biên có gần10 năm trồng cây cam, khách hàng ở khắp nơi. Hầu hết đều liên lạc qua điện thoại để đặt hàng. Ông Biên thu hoạch cam và đóng gói theo số lượng mà khách đặt rồi chuyển đến tận nơi.

Bắt cây cam khó tính ra quả trĩu cành, công nhân hái không xuể, lão nông thu về tiền tỷ  - Ảnh 2.

Cam xã đoài lòng vàng là loại cây khá khó tính và mẫn cảm với thời tiết. Đổi lại, quả cam xã đoài lòng vàng lại ngọt, thơm. Ảnh: N.T

Gia đình ông Biên bắt đầu trồng thử nghiệm cây cam từ năm 2014. Đến năm thứ 4 thì cây cam bắt đầu cho thu hoạch quả. Trên diện tích 5ha, ông Biên trồng hơn 2.400 cây cam xã đoài lòng vàng. Giống cam này nổi tiếng bởi vị ngọt thanh, thơm.

Theo ông Biên, cam xã đoài lòng vàng khá khó tính, khó chiều. Cây cam xã đoài lòng vàng mẫn cảm với thời tiết, côn trùng phá hoại. Vì thế cần phải luôn theo dõi, chú ý đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cam.

Bắt cây cam khó tính ra quả trĩu cành, công nhân hái không xuể, lão nông thu về tiền tỷ  - Ảnh 3.

Năm nay thời tiết thuận lợi nên ông trang trại cam của ông Nguyễn Văn Biên ở xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cho năng suất cao. Ảnh: N.T

Nếu nắng quá mình phải tưới nước để cấp ẩm. Nếu mưa nhiều phải tạo rãnh thoát nước để cây cam không bị úng rễ. Để chống côn trùng gây hại mỗi vườn có một cách làm riêng. Có thể mắc màn để ngăn côn trùng gây hại cho từng cây, hoặc che phủ cả vườn.

Khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm, cây cam sẽ bắt đầu ra trái. Đến tháng 10 âm lịch hàng năm, quả cam sẽ chín bói và cho thu hoạch đến rằm tháng giêng năm sau.

Bắt cây cam khó tính ra quả trĩu cành, công nhân hái không xuể, lão nông thu về tiền tỷ  - Ảnh 4.

Điều đặc biệt, trong quá trình trồng cây cam, ông Biên không hề sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu. Vì thế cây cam cho quả sạch, an toàn. Ảnh: N.T

Thường thì quả cam sẽ chín đồng loạt và phải thu hoạch trong vòng hơn 1 tháng. Tuy nhiên sau nhiều năm đúc kết kinh nghiệm, ông Biên tìm được cách hãm để quả cam chín rải rác và có thể thu hoạch dài ngày, tránh việc thu hoạch không kịp sẽ hỏng.

Điều đặc biệt, trong quá trình trồng cây cam, ông Biên không hề sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu. Vì thế cây cam cho quả sạch, an toàn. Mỗi khi có khách đến, ông Biên cũng đưa đi tham quan vườn cam của mình trước khi mua.

Bắt cây cam khó tính ra quả trĩu cành, công nhân hái không xuể, lão nông thu về tiền tỷ  - Ảnh 5.

Qủa cam nhiều đến nổi, công nhân hái không xuể. Ảnh: N.T

Hái hơn 100 tấn quả cam, lão nông thu về hơn 3 tỷ đồng từ cây cam

Bà Nguyễn Thị Đào (60 tuổi, trú xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) một công nhân đang hái cam chia sẻ, mỗi ngày bà được trả công 250 nghìn đồng để đến hái cam theo yêu cầu. Nhiều năm hái cam nên bây giờ bà Đào chỉ cần nhìn qua cũng có thể hái chuẩn loại cam mà khách đặt.

Bắt cây cam khó tính ra quả trĩu cành, công nhân hái không xuể, lão nông thu về tiền tỷ  - Ảnh 6.

à Nguyễn Thị Đào (60 tuổi, trú xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) chỉ cần nhìn qua là có thể hái đúng loại cam mà khách đặt. Ảnh: N.T

Năm nay thời tiết ổn định nên vườn cam của ông Biên cho thu hoạch hơn 100 tấn cam. Qủa cam được phân loại A, B, C với giá bán khác nhau, dao động từ 25 đến 40 nghìn đồng/kg. Dự kiến năm nay ông Biên thu về khoảng 3 tỷ đồng. Trừ các chi phí, vườn cam mang lại lợi nhuận tiền tỷ cho gia đình ông Biên.

Bắt cây cam khó tính ra quả trĩu cành, công nhân hái không xuể, lão nông thu về tiền tỷ  - Ảnh 7.

Năm nay gia đình ông Biên ở xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An dự kiến thu hoạch hơn 100 tấn cam. Ảnh: N.T

Vợ chồng anh Nguyễn Cảnh Hiếu (trú xã Xuân Thành, Yên Thành, Nghệ An) trồng hơn 7ha cam và phần lớn đã cho thu hoạch. Năm nay, vườn cam của anh cho thu hoạch sản lượng lớn, thơm ngon. Hiện vợ chồng anh Hiếu đang tăng cường và thuê người về hái cam để kịp giao cho khách.

Bắt cây cam khó tính ra quả trĩu cành, công nhân hái không xuể, lão nông thu về tiền tỷ  - Ảnh 8.

Vợ chồng anh Nguyễn Cảnh Hiếu ở xã Xuân Thành, Yên Thành, Nghệ An với diện tích hơn 7ha. Phần lớn cây cam đã cho thu hoạch. Ảnh: N.T

Toàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An hiện có hơn 335ha trồng cây cam. Trong đó, diện tích cho thu hoạch là gần 290ha, sản lượng bình quân khoảng 20 đến 25 tấn/ha. Riêng xã Đồng Thành hiện có gần 100 hộ trồng cam với tổng diện tích gần 120ha. Trong đó có 60ha cam đã cho thu hoạch.



Nguồn: Dân Việt (link)