Dám nghĩ , dám làm
Xuất ngũ trở về địa phương, Nguyễn Văn Hòa vẫn theo đuổi con đường học vấn, anh phấn đấu học xong Đại học và trở thành một công chức của UBND xã Diễn Kim.
Với nhiều đóng góp của mình cho sự phát triển kinh tế địa phương, anh được bầu làm phó chủ tịch hội nông dân xã. Ở cương vị này, Hòa luôn trăn trở phải làm như thế nào để phát triển kinh tế gia đình và góp phần giúp đỡ hội viên?
Sau một lần đi tham quan các mô hình nuôi tôm khoa học, khép kín ở các tỉnh phía Nam, Hòa thích lắm, anh muốn áp dụng công nghệ hiện đại này trên chính mảnh đất quê hương mình.
Nghĩ là làm, anh làm đơn xin chính quyền xã đấu thầu 2ha vùng bãi ngang ở xóm Xuân Châu xã Diễn Kim để làm mô hình thí điểm, mở ra triển vọng mới trong sản xuất tôm bền vững, thân thiện môi trường. Lãnh đạo UBND xã Diễn Kim thấy được tính khả thi của dự án đã đồng ý ngay.
Thu hoạch tôm tại khu nuôi tôm công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Văn Hòa, xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Đinh Tiến Dũng.
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi tôm được đầu tư bài bản của mình, Hòa Kể. Nơi này trước đây là bãi hoang với cây dại mọc đầy, từ ngàn đời nay chẳng ai trồng hay nuôi được con gì. Để cải tạo, tôi đã cùng người nhà và thuê máy móc làm hàng tháng trời.
Sau đó là phân ao và lắp đặt thiết bị,công nghệ. “Cái khó nhất vẫn là nguồn vốn, tôi phải huy động anh em bạn bè và vay ngân hàng để đầu tư vào mô hình này. Trang trại tôm này tôi bỏ ra 13 tỉ . Nhưng lúc đầu vốn ít nên phải lấy ngắn nuôi dài, vừa làm vừa vay vất vả lắm.” Hòa tâm sự.
Hòa xây dựng trang trại nuôi tôm công nghệ cao từ năm 2019, năm đầu anh trúng lớn, nhưng năm thứ 2 anh thất bại vì năm đó mưa bão nhiều, kinh nghiệm chưa có nên khi dịch bệnh xuất hiện không kịp xử lý, toàn bộ ao hồ nuôi tôm chết trắng ao.
Bỗng chốc trắng tay, lãi vay đến hạn không có trả anh buồn lắm, đã nghĩ đến chuyện bán đất để trả nợ. Nhưng rồi với bản lĩnh của một người lính, anh đã bình tĩnh tìm phương pháp vực lại trang trại tôm.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao thành công và phát triển
Sau lần thất bại đó anh đã có kinh nghiệm điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế tại địa phương. Theo anh Hòa, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao đòi hỏi phải thay đổi tư duy, cách làm so với cách nuôi truyền thống trước đây.
Đặc biệt phải đầu tư trang thiết bị cho ao nuôi phải được bê tông hóa bờ, đáy, trải bạt hoàn toàn. Hệ thống xử lý chất thải trong ao, hệ thống tạo oxy cho ao cũng phải được đầu tư bài bản. Nhiệt độ ao luôn đảm bảo cho con tôm sinh trưởng và phát triển.
Cần chia tôm theo từng giai đoạn nuôi để dễ dàng kiểm soát dịch bệnh, nguồn thức ăn, môi trường nước giúp tôm mau lớn nên cần đặc biệt chú trọng xử lý.Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của mô hình là nguồn nước.
Người nuôi phải xử lý nước qua rất nhiều ao, bổ sung nhiều dinh dưỡng để đảm bảo nguồn nước sạch và cung cấp đủ chất cho con tôm phát triển tốt, đạt được kích cỡ lớn.
Clip: Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi công nghệ cao tại khu nuôi tôm công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Văn Hòa, xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Video: Đinh Tiến Dũng.
Do vậy, ngoài sản xuất 3 vụ chính như các hộ nuôi quảng canh khác, anh Hòa còn sản xuất thêm 1 vụ tôm thẻ trong vụ đông. Mỗi vụ gia đình anh Hòa thả từ 1-1,2 triệu con giống, tổng chi phí bỏ ra khoảng 2 tỷ đồng. Tôm đạt trọng lượng bình quân 50-60 con/kg là bắt đầu xuất bán.
Giờ đây anh Hòa đã hoàn toàn làm chủ công nghệ trong ngành nuôi tôm theo hướng công nghệ cao và liên tục thắng lợi ở mỗi vụ nuôi. Bình quân mỗi năm nuôi 4 vụ tôm, vụ nuôi chính sản lượng rơi vào 20 đến 25 tấn tôm, với giá bán 140.000- 150.000 đồng/kg như hiện nay tổng doanh thu khoảng 3,5 đến 4 tỷ. Hòa tâm sự: “Vụ tôm thắng lợi nhất là vụ Đông năm 2022 với 13 hồ nuôi cho tổng sản lượng 25 tấn, cho lãi ròng gần 4 tỷ đồng.
Không những làm giàu cho mình mà anh còn hướng dẫn bà con cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, tạo sự gắn bó giữa Hội Nông dân với hội viên, nông dân. Hiện nay, mô hình nuôi tôm của anh giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức lương từ 7 đến 10 triệu đồng, và 15 đến 20 lao động thời vụ.
Sẽ đưa tôm xuất ngoại?
Với hệ thống hoàn toàn tự động trong sản xuất, nên trang trại nuôi tôm công nghệ cao của anh Hòa quản lý tốt môi trường, không để xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, không để gây tổn hại đến sức khoẻ con người, đặc biệt là nhân công làm việc trong khu ao nuôi tôm.
Hỏi về sự phát triển trong tương lai.Hòa cho biết anh vừa thầu 7 ha vùng bãi ngang, tiến tới sẽ đầu tư thêm đất đai, máy móc, trang thiết bị để phát triển nghề nuôi tôm công nghệ cao.
Cùng với đó, trang trại của anh đang liên kết với doanh nghiệp chế biến tôm, xây dựng vùng nuôi đạt tiêu chuẩn ASC (tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất áp dụng cho nuôi trồng thủy sản, là bộ tiêu chuẩn dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm).
“Tương lai tôi sẽ cho tôm xuất ngoại sang thị trường một số nước châu Á.Tôi cũng đã xin nghỉ công chức UBND xã để tập trung cho việc triển khai 7ha mô hình nuôi tôm công nghệ cao này”.Hòa tâm sự.
Ông Ngô Đình Tưu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) cho biết. Anh Nguyễn Văn Hòa là một người có trình độ, năng động và táo bạo, dám nghĩ dám làm..Anh là người đi tiên phong về nuôi tôm công nghệ cao của huyện và của cả tỉnh.
Học tập từ mô hình Anh Hòa, đến nay huyện Diễn Châu hơn 100 hộ với hơn 200ha nuôi tôm công nghệ cao, cho thu nhập cao.. Sắp tới mô hình nuôi tôm công nghệ cao sẽ phát triển nhiều hơn vì Diễn Châu có 8 xã ven biển, 28km giáp biển đó là tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, khai thác từ biển và mô hình nuôi trồng thủy sản.
“Trong năm 2024 này chúng tôi sẽ đề cử anh Nguyễn Văn Hòa là nông dân tiêu biểu của tỉnh và của Trung ương”, ôngng Tưu khẳng định.
Nguồn: Dân Việt (link)
Thông tin hữu ích khác:
– Volkswagen Nha Trang
– Kiến thức gia đình
– Xe hơi Volkswagen
– Tri thức đời sống
– Giá xe Volkswagen
– Mua xe Volkswagen