Một nông dân Đà Nẵng chỉ đi mượn đất trồng hoa, cây cảnh, ấy thế mà cũng giàu lên

Vượt qua số phận

Sinh ra trong một gia đình nhà nông, chẳng may năm lên 6 tuổi, ông Nguyễn Thành Lâm bị ngã xe đạp và dẫn đến chân bị khiếm khuyết, teo cơ, đi lại khó khăn.

Ông Lâm tâm sự: “Trước đây tôi từng làm qua rất nhiều nghề, khi đang làm thợ san lấp mặt bằng cho các công trình xây dựng thì tình cờ thấy các vườn hoa của người dân tươi tốt, rực rỡ nên tôi rất yêu thích.

Một nông dân Đà Nẵng chỉ đi mượn đất trồng thứ gì mà làm giàu?- Ảnh 1.

Ông Lâm khởi nghiệp với nghề trồng hoa từ năm 2011.

Năm 2011, tôi bắt đầu tìm hiểu về nghề trồng hoa và trồng thí điểm vài chậu hoa cúc. Bước đầu thành công đã tiếp thêm cho tôi động lực để quyết định bỏ nghề, theo đuổi niềm đam mê trồng hoa”.

Với ý chí nỗ lực vươn lên, ông Lâm tìm đến nhiều nhà vườn trong và ngoài địa phương để học hỏi kinh nghiệm trồng hoa hiệu quả. Ngoài ra, ông chăm chỉ tham gia các lớp dạy nghề trồng hoa, cây cảnh do Hội Nông dân phường phối hợp tổ chức dạy cho bà con nông dân.

Một nông dân Đà Nẵng chỉ đi mượn đất trồng thứ gì mà làm giàu?- Ảnh 2.

Hiện ông Lâm trồng vườn hoa với tổng diện tích gần 4.000m2, với số lượng khoảng 1.500 chậu.

Sau một thời gian trồng thử nghiệm, năm 2014, ông được Hội Nông dân phường Hòa Xuân tạo điều kiện cho mượn 4.000m2 đất chờ giải tỏa và vay vốn ưu đãi để nhân rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế.

Một nông dân Đà Nẵng chỉ đi mượn đất trồng thứ gì mà làm giàu?- Ảnh 3.

Trồng hoa bán dịp Tết, ông Lâm thu lãi khoảng 180 triệu đồng.

Ông Lâm cho biết, từ tháng 8 âm lịch đến tháng Chạp sẽ là mùa vụ chính trong năm, ông trồng các loại hoa cúc, hoa vạn thọ và thược dược để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Đây là những loại hoa truyền thống phổ biến nên rất được mọi người ưa chuộng mua trang trí dịp Tết.

Những tháng còn lại trong năm, ông làm nghề đúc chậu vừa để bán cho khách hàng gần xa, vừa để chuẩn bị cho vườn khi vào vụ.

Một nông dân Đà Nẵng chỉ đi mượn đất trồng thứ gì mà làm giàu?- Ảnh 4.

Để cây cúc nở hoa đúng vào dịp Tết, ông Lâm xuống giống từ tháng 8 âm lịch.

Một nông dân Đà Nẵng chỉ đi mượn đất trồng thứ gì mà làm giàu?- Ảnh 5.

Trồng hoa vất vả hơn trồng lúa rất nhiều, nhưng nó cũng đem lại cho người trồng hoa thu nhập cao hơn. Đặc biệt, trồng hoa cúc không phải dễ, nó yêu cầu người trồng phải có nhiều kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật và thường xuyên theo dõi tình trạng sinh trưởng của cây để kịp thời xử lý bệnh hại. Bởi cây hoa cúc bị bệnh sẽ lây lan rất nhanh, để lâu khó xử lý và cuối cùng phải bỏ cây.

Vươn lên làm giàu

Dịp Tết Nguyên đán năm 2024, ông Lâm xuống giống gần 1.500 chậu hoa các loại, trong đó hoa cúc vàng chiếm số lượng nhiều nhất.

Ông Lâm chia sẻ: “Nghề trồng hoa phụ thuộc nhiều vào thời tiết, có năm nắng nóng kéo dài khiến hoa bung nở sớm, có năm nhiệt độ xuống thấp hoa không nở đúng dịp Tết. Hoa vạn thọ, thược dược thì dễ trồng hơn hoa cúc.

Một nông dân Đà Nẵng chỉ đi mượn đất trồng thứ gì mà làm giàu?- Ảnh 6.

Vườn hoa của ông Lâm tạo việc làm cho 3 lao động với mức lương từ 7.000.000-8.000.000 đồng/người/tháng.

Đối với cây hoa vạn thọ chỉ cần tính khoảng từ 85-90 ngày trước Tết là bắt đầu bấm ngọn để cây ra hoa. Còn hoa thược dược có nhiều màu, mỗi màu có ngày bấm ngọn riêng biệt, khoảng từ 60-75 ngày, ngoài ra còn tùy theo chế độ chăm bón”.

Một nông dân Đà Nẵng chỉ đi mượn đất trồng thứ gì mà làm giàu?- Ảnh 7.

Giá bán dao động từ 500.000-2.000.000 đồng/cặp (tùy theo kích cỡ chậu).

Để cây cúc nở hoa đúng vào dịp Tết, ông xuống giống từ tháng 8 âm lịch và luôn theo dõi dự báo thời tiết để điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cúc kịp thời. Đặc biệt vào thời kỳ chuẩn bị phân cành, ông tăng thời gian chiếu sáng trên 14 giờ để cây sinh trưởng mạnh, thân cao, lá to, hoa nở muộn nhưng chất lượng hoa tăng.

Vì nếu thắp bóng đèn thấp hơn 14 giờ cây sẽ bị thấp, ra búp sớm, giảm chất lượng hoa. Thêm vào đó, cần định kì tưới nước giữ ẩm cho đến khi cây ra hoa.

Một nông dân Đà Nẵng chỉ đi mượn đất trồng thứ gì mà làm giàu?- Ảnh 8.

Năm nay thời tiết khá thuận lợi nên vườn hoa của ông Lâm phát triển đồng đều, cho hoa nở đúng dịp Tết.

Ông Lâm cho hay, để vụ hoa cúc cho kết quả như ý muốn thì người trồng hoa cần phải kiên trì, tỉ mỉ, thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt chú trọng đến việc phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại.

Giữa các hàng hoa trong vườn được ông phủ bạt nông nghiệp che kín, vừa hạn chế cỏ dại, vừa không để sâu bệnh có điều kiện phát triển, hạn chế nguồn lây lan cho cây hoa. Nhờ vậy hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ sức khỏe người trồng và bảo vệ môi trường.

Một nông dân Đà Nẵng chỉ đi mượn đất trồng thứ gì mà làm giàu?- Ảnh 9.

Dịp cận Tết, ông Lâm xuất bán gần 1.000 chậu xi măng các loại.

Ông Lâm hào hứng nói: “Từ 20 tháng Chạp, thương lái các nơi sẽ đến vườn vận chuyển hoa, giá bán dao động từ 500.000-2.000.000 đồng/cặp (tùy theo kích cỡ chậu). Sau khi trừ chi phí, tôi thu lãi khoảng 180 triệu đồng. Ngoài ra, dịp này tôi cũng xuất bán gần 1.000 chậu xi măng đa dạng mẫu mã, thu lãi hơn 10 triệu đồng”.

Được biết, mô hình trồng hoa, đúc chậu của ông Lâm hiện đang tạo việc làm cho 3 lao động với mức lương từ 7.000.000-8.000.000 đồng/người/tháng. Vào dịp cận Tết, ông phải thuê thêm nhiều lao động thời vụ để đảm bảo chăm sóc hoa nở đúng dự kiến.

Ông Hồ Đắc Lành – Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) cho biết: “Dù bản thân bị khuyết tật, nhưng anh Lâm luôn siêng năng, ham học hỏi và lao động cần cù, nhiều năm liền là tấm gương Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi điển hình của địa phương. Mô hình trồng hoa và đúc chậu đem lại cho anh thu nhập cao, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Đặc biệt, anh sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mà mình tích lũy được trong quá trình trồng hoa cho nông dân trong và ngoài địa phương, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập, cải thiện đời sống”.



Nguồn: Dân Việt (link)

Thông tin hữu ích khác:
Volkswagen Nha Trang
Kiến thức gia đình
Xe hơi Volkswagen
Tri thức đời sống
Giá xe Volkswagen
Mua xe Volkswagen