Một người Nam Định 60 tuổi mới đi làm ruộng, gom 14 ha đất bỏ hoang khiến cả làng phục lăn

Cuối tháng 11/2023, những cánh đồng lúa ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nhộn nhịp cảnh thu hoạch. Máy gặt đập, xe ô tô chở lúa tấp nập vào ra.

Nhìn những cánh đồng bạt ngàn lúa chín, ít người có thể mường tượng, chỉ 1 – 2 năm trước, nơi đây là cánh đồng bị bỏ hoang cỏ dại mọc tràn lan.

Người có công trong việc đẩy lùi cỏ dại, đưa những mùa lúa bội thu trở về, đem lại hiệu quả cao cho kinh tế địa phương là ông Trần Văn Tuyến (SN 1966).

Ông ông Trần Văn Tuyến sinh ra và lớn lên tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Ông Tuyến cho biết, trước đây ông là tài xế lái xe đường dài, do tuổi đã cao nên về quê. Trong một lần trò chuyện với người bạn là kỹ sư nông nghiệp, thấy ở quê mọi người bỏ ruộng nhiều, cỏ dại mọc tràn lan nên hai người quyết định hợp tác cùng nhau phát triển nông nghiệp.

Trước đó, do gặp nhiều khó khăn trong canh tác, thêm tình trạng công nghiệp hóa tại Nam Định ngày càng mở rộng, người trẻ đều làm việc trong các khu công nghiệp, người già lại không còn sức để nông nghiệp dẫn tới việc hàng loạt cánh đồng màu mỡ tại xã Thành Lợi lần lượt chìm trong cỏ dại, chẳng một ai ngó ngàng tới.

Xót xa trước cảnh đồng ruộng quê hương bị bỏ hoang, năm 2022, ông Tuyến cùng người bạn của mình hợp tác cùng công ty sản xuất giống cây trồng, mượn ruộng đất của người dân mở ra mô hình canh tác lúa thông minh.

Gần 60 tuổi mới bắt tay làm nông nghiệp, người đàn ông gom 14 ha đất bỏ hoang để trồng lúa - Ảnh 2.

Hàng loạt cánh đồng màu mỡ tại xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định lần lượt chìm trong cỏ dại, chẳng một ai ngó ngàng tới.

Giống lúa được ông sử dụng đều là những giống lúa được nghiên cứu kĩ càng, cho năng suất cao, máy móc sử dụng đều hiện đại, tiết kiệm sức lao động nhiều nhất có thể. 

Gần 60 tuổi mới bắt tay làm nông nghiệp, người đàn ông gom 14 ha đất bỏ hoang để trồng lúa - Ảnh 3.

Người có công trong việc đẩy lùi cỏ dại, đưa những mùa lúa bội thu trở về, đem lại hiệu quả cao cho kinh tế địa phương là ông Trần Văn Tuyến, nông dân xã xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. (SN 1966).

Gần 60 tuổi mới bắt tay làm nông nghiệp, người đàn ông gom 14 ha đất bỏ hoang để trồng lúa - Ảnh 4.

Hình ảnh quê hương đẹp đẽ hơn, kinh tế quê hương từ đó mà phát triển nên cán bộ xã cũng như người dân rất ủng hộ ông Tuyến.

“Toàn bộ diện tích ruộng đất tôi khai hoang khoảng 14 hecta. Vừa là hợp tác cùng công ty giúp họ có đất để trồng giống lúa mới cho năng suất cao, vừa được công ty hỗ trợ kỹ thuật, máy móc canh tác giúp mình có nguồn thu mà ruộng đất lại không bị bỏ phí.

Hình ảnh quê hương đẹp đẽ hơn, kinh tế quê hương từ đó mà phát triển nên cán bộ xã cũng như người dân rất ủng hộ”, ông Tuyến chia sẻ.

Dốc toàn bộ vốn liếng hơn 600 triệu đồng để đầu tư canh tác, ông Tuyến cho biết mình gặp rất nhiều khó khăn trong suốt quá trình thực hiện.

Ông chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất có lẽ là khi bắt tay vào công cuộc khai hoang. Do ruộng đồng bỏ không đã lâu, rất nhiều chuột bọ rắn rết sinh sống, nguồn nước cũng không hoạt động, bề mặt ruộng cũng rất gồ ghề.

Tôi phải mất rất nhiều thời gian chỉ để tái sinh lại đất. Tiền thuê nhân công, một số máy móc khác phục vụ khai hoang chiếm khoảng một phần ba vốn đầu tư”.

Gần 60 tuổi mới bắt tay làm nông nghiệp, người đàn ông gom 14 ha đất bỏ hoang để trồng lúa - Ảnh 5.

Trong mùa vụ tiếp theo lại tương đối thuận lợi với ông Tuyến. Ốc sên, chuột đã được loại bỏ phần nào, cộng thêm việc liên tục học hỏi kinh nghiệm, sự hỗ trợ từ phía công ty cung cấp giống lúa, ông Tuyến vô cùng phấn khởi khi thu được những lợi nhuận đầu tiên.

Tưởng khó khăn đã qua, nhưng việc ruộng bỏ hoang quá lâu, chuột, ốc sên hoành hành khiến vụ đầu tiên khoảng một phần ba cánh đồng là không cho thu hoạch. 

Ông Tuyến cho biết thêm: “Tuy là kĩ sư liên tục về kiểm tra, hỗ trợ tôi canh tác song do là mùa vụ đầu tiên, kinh nghiệm chưa có lại thêm những điều kiện khách quan bên ngoài làm ảnh hưởng nên năng suất chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Tiền thu về không là gì so với tiền đầu tư nên tôi chịu lỗ trong mùa vụ đầu”.

Trong mùa vụ tiếp theo lại tương đối thuận lợi với ông Tuyến. Ốc sên, chuột đã được loại bỏ phần nào, cộng thêm việc liên tục học hỏi kinh nghiệm, sự hỗ trợ từ phía công ty cung cấp giống lúa, ông Tuyến vô cùng phấn khởi khi thu được những lợi nhuận đầu tiên.

Ông Trần Văn Nghinh, kỹ sư công ty giống cây trồng hợp tác cùng ông Tuyến chia sẻ: “Giống lúa mà chúng tôi nghiên cứu thực hiện trồng tại địa phương là giống lúa cải tiến cho năng suất cao, gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giống lúa bình thường. Đến mùa lúa chín, chúng tôi sẽ liên tục về kiểm tra, lúa đạt đủ chất lượng thì mới được thu hoạch”.

Gần 60 tuổi mới bắt tay làm nông nghiệp, người đàn ông gom 14 ha đất bỏ hoang để trồng lúa - Ảnh 6.

Nguồn cung, nguồn cầu trong canh tác lúa trên các cánh đồng bỏ hoang đều được đảm bảo bởi doanh nghiệp hợp tác nên thu nhập hơn hẳn so với việc từng hộ dân canh tác cá nhân, thiếu khoa học trước kia.

Gần 60 tuổi mới bắt tay làm nông nghiệp, người đàn ông gom 14 ha đất bỏ hoang để trồng lúa - Ảnh 7.

Chia sẻ thêm với phóng viên Dân Việt, ông Tuyến cho biết mình tiếp tục sản xuất và mở rộng thêm diện tích cấy lúa trên đất ruộng bỏ hoang.

Nguồn cung, nguồn cầu đều được đảm bảo bởi doanh nghiệp hợp tác nên thu nhập hơn hẳn so với việc từng hộ dân canh tác cá nhân, thiếu khoa học trước kia.

Chia sẻ thêm với phóng viên Dân Việt, ông Tuyến cho biết mình tiếp tục sản xuất và mở rộng thêm diện tích.

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Đông – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thành Lợi cho biết, để ngăn chặn tình hình ruộng đất bỏ hoang lãng phí tiếp diễn, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ, động viên ông Trần Văn Tuyến cải tạo ruộng đất, thực hiện canh tác khoa học trên diện rộng. 

“Chúng tôi đang xem xét việc giảm một số loại chi phí liên quan đến ruộng đất để ông Tuyến cũng như người dân an tâm canh tác.

Làm đẹp cho quê hương với những cánh cánh đồng lúa bạt ngàn, xanh mướt, cung cấp việc làm cho nhiều lao động, ông Tuyến không chỉ đơn giản là lao động kiếm niềm vui tuổi xế chiều mà còn giúp kinh tế xã phát triển xã hội cho địa phương”, vị Phó Chủ tịch UBND nói.



Nguồn: Dân Việt (link)